Saponin trong nhân sâm
Nhân sâm tươi có hàm lượng saponin chỉ hơn 20 loại, Hàn quốc có nhiều phương pháp truyền thống giúp thúc đẩy hàm lượng và số lượng saponin hơn 30 loại, dưới đây là một số phương pháp chế biến phổ biến nhất
Hồng sâm: Sâm tươi loại tốt để nguyên vỏ cho vào buồng hấp sau đó được đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 8 tháng rồi sấy khô “hàm lượng nước dưới 15%”. Thường có màu nâu hơi hồng nên được gọi là hồng sâm “Red ginseng, hongsam”
Bạch sâm: Sâm tươi được bóc vỏ phơi dưới ánh nắng mặt trời rồi được sấy khô có màu trắng.
Thái cực sâm: Sâm tươi loại tốt để nguyên vỏ nhúng vào nước sôi nhiệt độ cao trong thời gian ngắn sau đó đem phơi dưới ánh nắng mặt trời rồi sấy khô “hàm lượng nước dưới 15%”. Thường có màu xám nâu.
Hắc sâm: Sâm tươi nguyên vỏ phơi dưới mặt trời sau đó được hấp sấy qua 9 lần kết hợp với thảo dược. Màu sắc chuyển từ màu trắng sang màu đen.
Trong các phương pháp chế biến trên hồng sâm là phổ biến nhất có hàm lượng saponin nhỉnh hơn so với thái cực sâm, hồng sâm và thái cực sâm có thời gian bảo quản dài hơn 10 năm nếu đóng hộp sắt hút chân không, bạch sâm có hàm lượng saponin thấp hơn và thời gian bảo quản ngắn hơn. Trên thị trường hiện nay chủ yếu là hồng sâm và các sản phẩm chế biến từ hồng sâm.
Ngoài ra gần đây Hàn quốc nghiên cứu thành công phương pháp chế biến hắc sâm với hàm lượng saponin vượt trội so với hồng sâm.