Bạch sâm hàn quốc
Phương pháp chế biến bạch sâm khá đơn giản, nhân sâm tươi được bóc vỏ và phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời đến khi lượng nước dưới 15%. Vì sâm tươi không bảo quản lâu được nên Hàn quốc chế biến một lượng sâm tươi thành bạch sâm giúp bảo quản lâu hơn từ 1 đến 2 năm. Ở hàn quốc bạch sâm thường dụng để làm trà sâm hoặc dược liệu.
Vậy bạch sâm có gì khác hồng sâm?
Quy trình chế biến hồng sâm giúp 1 lượng lớn thành phần trong sâm tươi chuyển hóa thúc đẩy tăng hàm lượng saponin trong nhân sâm, lượng tinh bột thô trong nhân sâm trong sâm tươi được chuyển hóa thành tinh bột dạng hồ, giảm vị đắng của nhân sâm.
Ở bạch sâm, sâm tươi chỉ được phơi khô dưới ánh sáng mặt trời chuyển sang màu trắng hơi ngả vàng, tinh bột vẫn giữ nguyên ở dạng thô, vẫn lưu giữ được phần nào hương vị thảo dược đặc trưng của sâm tươi cũng như vị đắng của sâm tươi. Phân tích hàm lượng saponin trong bạch sâm chỉ nhỉnh hơn sâm tươi một ít và không bằng hồng sâm, các thành phần khác saponin cũng tương tự.
Nguyên liệu chế biến bạch sâm thường là các củ sâm không lành lặn, bị nứt vỏ, màu sắc không đều, hình dáng xấu, chỉ một số lượng sâm tốt chế biến thành bạch sâm dành cho lượng khách hàng thích vị tự nhiên của sâm tươi hương thơm và vị đắng đặc trưng.
Kết luận
Nếu sử dụng bồi bổ tăng cường sức khỏe nên sử dụng hồng sâm, nếu thiên về tỉnh táo thì công dụng bạch sâm mạnh hơn.
Hồng sâm hầu như không còn vị đắng như của sâm tươi, hồng sâm củ khô hương thơm đặc trưng của sâm tươi cũng khá ít nên những người thích vị tự nhiên của sâm tươi thì có thể sử dụng bạch sâm.